MIT yêu cầu trở lại các chứng chỉ tiêu chuẩn đối với việc Apply vào trường
Tuần vừa rồi, Học viện Công Nghệ Massachusetts (MIT) công bố sẽ khôi phục yêu cầu chứng chỉ IELTS/SAT đối với những ứng viên muốn apply vào trường.
MIT đưa ra yêu cầu này cùng lúc với các trường đại học danh tiếng khác, quyết định quay đầu với chính sách không bắt buộc phải có chứng chỉ.(áp dụng năm 2020-2021)
Admin trường đã chỉ ra vấn đề ở đó là tiêu chuẩn đánh giá “holistic”,một phương pháp đang nổi lên nhanh chóng liên quan tới việc phân phối những cơ hội đều nhau cho tất cả ứng viên không kể điểm số của họ khi làm những bài test tiêu chuẩn.
Trong thông báo lý do đưa ra quyết định trên, Stu Schmill, Chủ nhiệm Nhập học và Dịch vụ Tài Chính Sinh viên cho biết “nghiên cứu của MIT cho kết quả rằng, các bài test chứng chỉ tiêu chuẩn giúp các ứng viên chuẩn bị tốt hơn cho môi trường học thuật, và cũng giúp chúng ta xác định những ứng viên có bất lợi về điều kiện kinh tế xã hội, những người mà không tiếp cận được với những khoá học nâng cao hay những cơ hội tốt mà có thể thể hiện sự sẵn sàng cho MIT.”
Khi không có những thước đo theo mục tiêu như những bài thi chứng chỉ tiêu chuẩn, những học sinh có thu nhập thấp, những người mà khó tiếp cận được tới những cơ hội mở rộng như chương trình AP hay hoạt động ngoại khoá, sẽ gặp khó khăn trong việc chứng minh rằng họ cũng có hành trang đầy đủ về mặt học thuật cho môi trường giáo dục MIT.
Một bước đi với mục đích cải thiện sự phong phú và giúp đỡ học sinh thu nhập thấp lại có tác dụng ngược lại, hầu hết lại chỉ giúp những học sinh có điều kiện nhưng điểm thấp. Kết quả là, MIT gặp khó khăn tìm được nhân tài mà thiệt thòi về quyền lợi.
Bây giờ, MIT sẽ tạo nên sự khác biệt so với những trường đại học ưu tú khác, những trường mà bỏ yêu cầu về chứng chỉ SAT và IELTS những năm gần đây, với lý do liên quan tới COVID-19 và vấn đề liên quan tới sự đa dạng.
Logic ban đầu có liên quan tới việc rằng SAT và ACT liên kết chặt chẽ tới thu nhập. Cụ thể, học sinh không có điều kiện kinh tế thường bị từ chối vào các trường có tỷ lệ cạnh tranh cao là bởi họ không đủ kinh tế để làm tốt bài thi SAT.
Tuy nhiên, khi bỏ đi yêu cầu về bài thi chứng chỉ làm các ứng viên phải phụ thuộc nhiều hơn vào các yếu tố khác mà còn liên quan nhiều hơn tới thu nhập, ví dụ như bài luận (một nghiên cứu từ Stanford vào năm 2021 cho thấy mối liên hệ giữa thu nhập với bài luận còn cao hơn với bài thi SAT).
Cho dù những phụ huynh giàu có luôn có thể chi trả cho việc ôn luyện thi cho con cái nhưng họ gần như không thể làm bài thi hộ con cái được. Tuy nhiên, với những người giúp đỡ về bài luận, những người tư vấn trường họ có trong tay, những học sinh khá giả luôn luôn dễ dàng vào được bất kỳ trường nào mà họ mong muốn.
Một yếu tố mà ít được công nhận bởi những người ủng hộ việc nhập học đại trà là tỷ lệ thuận giữa khả năng học đại học và tình hình tài chính. Đây không phải là vì những ứng viên ở tầng lớp trung lưu, thượng lưu xứng đáng hơn với cấp giáo dục cao hơn, mà là tình hình tài chính gia đình của họ cho phép họ chi trả cho những dịch vụ gia sư và ôn luyện cho kỳ thi. Đó là còn chưa kể tới những “khu vực giới hạn cho những thành phần ưu tú” ở trường công và cơ hội tiếp cận với hoạt động ngoại khoá.
Việc nỗ lực thay đổi các yếu tố đo lường “mức độ sẵn sàng” cho môi trường đại học sẽ không bao giờ rút ngắn được khoảng cách về “mức độ sẵn sàng” đó giữa học sinh thu nhập thấp và thu nhập cao. Câu chuyện được các nhà phê bình đặt ra là thực sự không có một khoảng cách về mặt học thuật nào giữa những học sinh nghèo và học sinh giàu cả, chẳng qua đó là ảo ảnh từ bài test tạo ra (một số người còn cho rằng những bài test tiêu chuẩn này có nhiều định kiến về văn hoá khiến cho những học sinh nghèo có màu da khác khó hiểu).
Mặc dù vậy, điều này sẽ có thể tương đối khó nghe, một học sinh theo học một trường không có điều kiện tốt với ít lớp chọn (AP) và một học sinh theo học một trường có chương trình học trợ giúp quá trình chuẩn bị cho môi trường đại học chắc chắn sẽ có một bộ kỹ năng và kiến thức khác hoàn toàn sau khi ra trường.
Tóm tắt lại, vấn đề nằm ở sự chênh lệch về những gì trường tiểu học và trung học tại Mỹ dạy cho học sinh, không nằm ở cách chúng ta đo lường kết quả của sự chênh lệch đó.
Động thái phục hồi lại yêu cầu về những bài thi chứng chỉ này từ MIT mang hy vọng rằng các trường đại học khác cũng sẽ nối bước làm điều tương tự, một điều mà sẽ giúp các học sinh thu nhấp thấp nhưng đầy tham vọng chứng minh tài năng khác biệt của họ, hơn là làm việc tìm kiếm ra họ trở nên khó khăn hơn.
Nguồn: https://reason.com/2022/04/01/mit-reinstates-standardized-testing-requirements-for-admissions/
https://iee.edu.vn/vi/bai-viet/chi-tiet/7150-mit-yeu-cau-tro-lai-cac-chung-chi-tieu-chuan-doi-voi-viec-apply-vao-truong
LIÊN QUAN TỚI BÀI NÀY