NHỮNG LÝ DO KHIẾN BÀI LUẬN CÁ NHÂN LÀ YẾU TỐ KHÔNG THỂ THIẾU TRONG BỘ HỒ SƠ DU HỌC MỸ?
Trong một bộ hồ sơ du học Mỹ, bài luận cá nhân là yếu tố quan trọng không thể thiếu. Nó chính là yếu tố giúp hội đồng tuyển sinh các trường đại học/cao đẳng Mỹ đánh giá được bạn một cách toàn diện nhất, bao gồm cả kiến thức cũng như kỹ năng phân tích và giải quyết vấn đề được nêu ra trong bài luận. Hãy cùng IEE tìm câu trả lời thông qua bài viết dưới đây nhé!
1. Bài luận cá nhân trong bộ hồ sơ du học Mỹ là gì?
Bài luận cá nhân trong bộ hồ sơ du học Mỹ có thể hiểu là một bài viết được giới hạn trong 650 từ, ý tưởng bài luận các bạn có thể lựa chọn trong số các chủ đề được đưa ra mỗi năm của Common App. Chủ đề mặc dù được giới hạn trong 7-8 chủ đề (tùy năm) nhưng thực ra đã bao gồm toàn bộ các câu chuyện mà các bạn có thể kể. Có thể nói, trong bộ hồ sơ du học Mỹ thì bài luận cá nhân là yếu tố mà hội đồng tuyển sinh các trường đại học/cao đẳng Mỹ háo hức nhất. Bởi nó là phương tiện tốt nhất để truyền tải tới ban tuyển sinh đại học những kỹ năng, kiến thức mà đôi khi điểm số không thể nhìn thấy được.
Về yêu cầu viết bài luận du học Mỹ, các trường đại học Mỹ không có yêu cầu về dung lượng cũng như hướng triển khai của một bài luận cá nhân. Sở dĩ xuất hiện điều này là do các trường đại học/cao đẳng Mỹ muốn các bạn học sinh không cảm thấy ý tưởng của mình bị gói gọn trong một khuôn khổ chật hẹp nào đó. Tuy nhiên, theo các chuyên gia tuyển sinh Mỹ, để đạt được kết quả tốt nhất thì các bạn học sinh nên viết bài luận cá nhân trong khoảng 650 từ. Bởi họ sẽ cảm thấy không hứng thú với một bài luận dài dòng, không có mở đầu hoặc kết thúc rõ ràng. Vì vậy trước khi bắt tay vào viết một bài luận, các bạn học sinh cần nhớ rằng: một bài luận cá nhân dài không có nghĩa là nó sẽ trở nên thu hút với hội đồng tuyển sinh các trường đại học/cao đẳng Mỹ.
2. Tại sao bài luận cá nhân là yếu tố bắt buộc trong bộ hồ sơ du học Mỹ?
Lý do cơ bản nhất giải thích cho việc hội đồng tuyển sinh các trường đại học/cao đẳng Mỹ yêu cầu bài luận cá nhân là thông qua yếu tố này, hội đồng tuyển sinh sẽ tìm thấy thêm thông tin về bạn mà các thành phần về điểm thi và kết quả học tập không chứng minh được hết. Ngoài ra, sau đây là một số lý do giải thích vì sao các trường đại học/cao đẳng Mỹ yêu cầu bài luận cá nhân:
2.1. Đánh giá học sinh một cách toàn diện
Có thể các bạn học sinh không biết nhưng bài luận cá nhân có thể giúp hội đồng tuyển sinh nhìn nhận chúng ta một cách toàn diện, bao gồm cả tính cách. Những điều mà ban tuyển sinh tò mò về phẩm chất, con người của học sinh đều khó có thể xác định dựa trên bảng điểm và số điểm. Thay vào đó, chỉ có bài luận cá nhân mới cho họ thấy được điều này. Một ví dụ cho thấy sự quan trọng của bài luận cá nhân đối với bộ hồ sơ như sau: A và B: cả hai đều có 3,5 điểm GPA và 1.400 điểm SAT, cả 2 đều làm tình nguyện tại một trung tâm bảo trợ xã hội…Thông qua các kết quả nêu trên thì hai bạn này có vẻ giống nhau nhưng trong thực tế, không có ai là giống ai, đôi khi còn thực sự khác nhau. Bởi dù cùng điểm số, cùng hoạt động ngoại khóa nhưng suy nghĩ của mỗi cá nhân và cách triển khai vấn đề sẽ khác nhau. Nếu chưa từng gặp mặt, nhận xét này thể hiện duy nhất thông qua bài luận cá nhân của từng bạn.
2.2. Thể hiện khả năng phân tích và giải quyết vấn đề
Bài luận cá nhân giống như một bằng chứng thể hiện kỹ năng viết, phân tích, lập luận thuyết phục của bạn đủ để thành công trong các lớp đại học. Để có được điều này, các bạn học sinh hãy dành thời gian dài đủ để tạo ra một bài luận hoàn chỉnh. Không cần nội dung phải quá hoàn hảo, cách diễn đạt cầu kỳ nhưng ít ra, để dễ dàng thu hút được sự chú ý của hội đồng tuyển sinh, bài luận cá nhân của các em cần có được chính kiến, quan điểm của bản thân. Ngoài ra, hãy để ý tới lỗi chính tả và ngữ pháp, trình bày bắt mắt và đừng để mắc sai lầm nhỏ làm ảnh hưởng tới cả bộ hồ sơ là bài luận của các em có thể bước đầu thuyết phục được hội đồng tuyển sinh các trường đại học/cao đẳng Mỹ rồi nhé.
3. Cách viết bài luận cá nhân
Để viết được một bài luận cá nhân dễ dàng thuyết phục hội đồng tuyển sinh các trường đại học/cao đẳng Mỹ, các bạn học sinh có thể tham khảo các bước sau:
3.1. Đọc kĩ yêu cầu của bài luận
Đọc thật kĩ yêu cầu của bài luận được coi là bước quan trọng nhất trong quá trình viết bài luận của các bạn học sinh trong hành trình du học của mình. Tại sao lại như vậy? Nhiều học sinh thường bỏ qua bước này và sẽ dẫn tới kết quả là bài luận triển khai sai hướng hoặc không đáp ứng đầy đủ các yêu cầu mà hội đồng tuyển sinh của các trường đại học Mỹ mong muốn. Mỗi trường đại học ở Mỹ sẽ có những chủ đề và yêu cầu về hình thức, nội dung của bài tuyển dụng riêng. Chính vì vậy, hãy tìm hiểu thông tin thật kỹ trước khi viết bài luận, nắm rõ các yêu cầu về bài luận trước khi viết.
3.2. Chọn chủ đề
Sau khi nắm rõ được các yêu cầu của bài luận, bước tiếp theo là chúng ta sẽ chọn chủ đề. Đây là lúc các bạn học sinh cảm thấy hoang mang nhất, bởi chúng ta sẽ không biết được chúng ta nên viết gì trong bài luận hoặc không biết bắt đầu từ đâu. Đừng quá hoang mang, hãy thật bình tĩnh và tự khám phá hoặc thử tham khảo ý kiến của mọi người xung quanh. Nhiều khi ý tưởng không phải là thứ quá xa vời. Nó thậm chí chỉ nằm xung quanh chúng ta mà thôi.
Để ứng viên thỏa sức sáng tạo, nhiều đại học Mỹ không gò ép chủ đề, chỉ đưa ra một số tiêu chí mà bài luận cần đảm bảo, như: thể hiện được tính cách học sinh, là một bước ngoặt giúp thay đổi theo hướng tích cực… Theo các chuyên gia tuyển sinh Mỹ, dù chọn chủ đề nào, các bạn học sinh cũng phải thể hiện được bản thân, cách nhìn nhận và giải quyết vấn đề, sự tiến bộ của mình thông qua sự kiện được nhắc đến trong bài luận - đó mới là điều quan trọng nhất.
3.3. Lập dàn ý cho bài luận
Việc tiếp theo các bạn học sinh cần phải làm chính là lập dàn ý chi tiết cho bài luận của mình. Công việc này bao gồm tìm nội dung chính mà bài luận yêu cầu, tìm từ khóa cho bài viết và xây dựng hệ thống luận điểm phù hợp. Lập dàn ý cho bài luận sẽ giúp các bạn học sinh có hướng đi tốt trong khi triển khai các vấn đề. Không nên bỏ qua bước lập dàn ý hoặc lập dàn ý sơ sài vì sẽ khiến bài luận của bạn trở nên phi logic, không có sự liên kết và bài viết không rõ ý, gây "mất điểm" trong mắt hội đồng tuyển sinh.
3.4. Viết luận
Đây sẽ là lúc các bạn học sinh cần bắt tay ngay vào quá trình viết luận của mình. Dù đã có ý tưởng, nhưng để thuyết phục được hội đồng tuyển sinh các trường đại học/cao đẳng Mỹ, hãy bổ sung thêm nhiều hệ thống luận điểm mạnh trong bài luận. Ví dụ như: thêm những luận điểm mạnh, sắc bén như quan điểm của bạn trước chủ đề của bài luận, đề ra những giải pháp, định hướng đúng đắn đối với vấn đề ấy và đôi khi còn là động lực của bạn đối với vấn đề được nói đến trong bài luận… Chứng minh được những điều trên, hội đồng tuyển sinh sẽ thấy được bạn thực sự am hiểu đề tài của họ và khiến họ dễ dàng chú ý đến bộ hồ sơ của bạn hơn.
3.5. Sửa luận
Sau khi các bạn học sinh viết xong bài luận, đừng vội gửi ngay cho hội đồng tuyển sinh các trường đại học/cao đẳng Mỹ. Nếu như không vội, hãy dành một chút thời gian để trau chuốt lại nội dung theo hướng hoàn chỉnh nhất bằng cách đọc lại nhiều lần. Bởi một lần đọc lại đôi khi cũng là lúc chúng ta rà soát lại và phát hiện được nhiều lỗi mà đôi khi trong quá trình viết luận chúng ta không thấy được. Ngoài ra, hãy đưa bài luận của mình cho các chuyên gia, những người có chuyên môn để xin thêm ý kiến góp ý cho bài luận cá nhân của chúng ta được hoàn hảo hơn nhé!
>> Xem thêm các chủ đề liên quan đến Du học Mỹ:
1. 6 điều kiện để đi du học Mỹ
2. 12 cách giúp bạn nắm chắc trong tay suất học bổng danh giá của các trường đại học Mỹ
3. 10 điều cần biết về du học Mỹ - Những thông tin về du học Mỹ không phải ai cũng biết
4. Du học Mỹ 2021: Muốn đi du học Mỹ cần IELTS bao nhiêu?
5. Du học Mỹ: Làm thế nào để quyết định nên thi SAT hay ACT?
6. 10 mẹo giúp chuẩn bị tốt bài thi SAT và ACT
7. SAT TEST: Cách quản lý thời gian hiệu quả khi làm bài thi SAT
8. Du học Mỹ 2021: Danh sách những việc cần làm nếu muốn được đi du học Mỹ trong bối cảnh đại dịch
https://iee.edu.vn/vi/bai-viet/chi-tiet/6166-nhung-ly-do-khien-bai-luan-ca-nhan-la-yeu-to-khong-the-thieu-trong-bo-ho-so-du-hoc-my
LIÊN QUAN TỚI BÀI NÀY