Bộ hồ sơ apply du học Mỹ dành học bổng bao gồm những gì?
Trong quá trình apply xin học bổng du học Mỹ, một trong những thông tin đầu tiên mà các vị phụ huynh và các em học sinh cần biết là bộ hồ sơ apply du học Mỹ dành học bổng bao gồm những gì? Trong bài viết này, Học viện Anh ngữ Quốc tế IEE sẽ cùng trả lời chi tiết câu này. Chúng ta cần biết: “sẽ phải làm những gì?”, từ đó mới trả lời câu hỏi “phải làm như thế nào?”.
Bộ hồ sơ đầy đủ apply du học Mỹ sẽ bao gồm:
1. Điểm SAT/ ACT
Điểm SAT/ACT đứng đầu danh sách trong bộ hồ sơ du học Mỹ bởi chúng là điểm số đánh giá khả năng tư duy ngôn ngữ của các em. Điểm số này giúp hội đồng tuyển sinh đánh giá các em có đủ trình độ để theo học tại các trường đại học tại Mỹ hay không? Chính vì sự quan trọng này mà thời gian luyện thi SAT có lẽ là thời gian dài nhất trong số các bước chuẩn bị du học Mỹ.
2. IELTS/ TOEFL
Xếp thứ hai trong các yếu tố của bộ hồ sơ du học Mỹ là điểm IELTS/TOEFL. Điểm số này chứng minh khả năng sử dụng ngôn ngữ của bản thân các em học sinh trong môi trường học thuật – yếu tố quan trọng để đảm bảo được việc học ở trường đại học.
3. Môn AP và các môn SAT II (Optional – Không bắt buộc)
Trong video tư vấn lộ trình học Tiếng Anh cấp 3 cho các bạn có dự định du học Mỹ, Thạc sỹ Trịnh Diệu Ly – giám đốc Học viện Anh ngữ quốc tế IEE có nhắc tới AP và các môn SAT II. Đây là những điểm số không bắt buộc nhưng lại mang tính chất hỗ trợ cho bộ hồ sơ thêm cạnh tranh.
Chương trình AP (Advanced Placement) là chương trình giảng dạy kiến thức cơ bản của một số môn ở bạc đại học như một cách khẳng định thế mạnh học tập của học sinh, chứng minh học sinh hoàn toàn có thể học tập tại trường đại học. 85% các trường trong top đầu tại Mỹ ưa thích các thí sinh có điểm AP cao (4/5 hoặc 5/5). Những môn AP được hoàn thành trước khi vào trường các em sẽ được miễn một vài tín chỉ (credits) trong năm đầu tiên giúp tiết kiệm thời gian và chi phí.
Điểm số SAT II giúp các em thể hiện được năng lực trong các môn chuyên ngành, SAT II cũng không bắt buộc (giống AP) và cùng là điểm cộng cho bộ hồ sơ du học Mỹ. SAT II bao gồm 20 môn học được lựa chọn trong 5 lĩnh vực. Một số lưu ý cho các em lựa chọn SAT II là: điểm SAT II cực kỳ cạnh tranh ở Việt Nam (do các môn tự nhiên là lợi thế của học sinh Việt Nam) do vậy đừng ham hố lựa chọn quá nhiều mà nên chọn lọc môn phù hợp. Bên cạnh đó, mỗi ngày thi SAT II được thi tối đa 3 môn do vậy nếu đăng ký >3 môn các em phải đăng ký du học Mỹ vào 2 ngày thi để không phải bỏ bớt môn nào.
4. Thư giới thiệu
Thư giới thiệu không cần dài mà cần được viết cần thận, tập trung vào các phần hay được coi là phần ăn điểm chính, đánh trúng vào tính cách, đặc điểm mà hội đồng tuyển sinh mong muốn tìm thấy ở mỗi em học sinh. Ví dụ, thư giới thiệu nên trình bày quá trình thay đổi, phát triển của em học sinh ra sao?
Bên cạnh đó, tính xác thực và sự tin cậy của một lá thư giới thiệu cũng khá quan trọng, độ tin cậy có thể thể hiện thông qua một số điểm như: học hàm của người viết thư cao, lá thư chi tiết nội dung và không nên sử dụng từ ngữ quá chung chung.
5. Bài luận cá nhân
Bài luận cá nhân (Personal Statement) được coi như là một tài liệu rất quan trọng bắt buộc phải có đối với việc apply giành học bổng du học Mỹ. Học sinh thường nộp hồ sơ trên các hệ thống chung, trong đó có 2 hệ thống được dung thường xuyên nhất là Common Application (còn được gọi là Common App) và Coaliation. Mỗi hệ thống này sẽ có yêu cầu, đề bài riêng để hướng dẫn, hỗ trợ học sinh lên ý tưởng và hoàn thành bài luận cá nhân.
Thường thì bài luận này dài 650 từ. Đề bài của Common App sẽ được cập nhật vào tháng 2 hàng năm. Năm 2020, Common App đưa ra 7 đề luận (Nếu cần dẫn link thì liên hệ hỏi chị Phương IEE)
6. Chứng minh tài chính gia đình:
Chứng minh tài chính khi du học Mỹ là một trong những yêu cầu khi nộp hồ sơ, chứng minh tài chính gồm 2 mảng: chứng minh thu nhập hàng tháng của bố mẹ và sổ tiết kiệm của ngân hàng (nếu thu nhập của bố mẹ không đủ). Những tài sản khác của gia đình như: ô tô, nhà cửa, căn hộ…sẽ mang tính chất làm đẹp thêm hồ sơ của các bạn mà thôi. Có 2 cách nộp thông tin tài chính của gia đình. Một là nộp trên hệ thống CSS của College Board. Cách thứ 2 là nộp theo form mẫu yêu cầu của trường Đại học (có trường sử dụng form riêng, có trường sử dụng mẫu đơn xin hỗ trợ tài chính dành cho học sinh quốc tế (ISFAA) của College Board)
8. Bài luận phụ của các trường (một số trường yêu cầu)
Ngoài bài luận cá nhân chính, một số trường đại học ở Mỹ thường yêu cầu học sinh viết thêm một số bài luận phụ với nhiều chủ đề khác nhau nhưng trong khuôn khổ các trường quyết định. Một số chủ đề phổ biến cho bài luận phụ thường là: “Tại sao bạn chọn trường chúng tôi?” “Hoạt động ngoại khóa ý nghĩa mang lại nhất? khiến bạn trưởng thành nhất?” “Bạn có thể làm gì khi là học sinh của trường?”.
9. Điểm GPA 3 năm gần nhất
Điểm GPA 3 năm gần nhất, chính xác là các năm lớp 9,10,11, giúp cho hội đồng tuyển sinh đánh giá được một phần khả năng của các em học sinh thông qua kết quả học tập trên lớp. Các trường đại học không quan trọng việc học sinh học cấp 3 ở trường chuyên hay không chuyên vì họ không biết trường cấp 3 ở Việt Nam ra sao, do vậy điểm GPA của trường chuyên với GPA của trường không chuyên hoàn toàn khác nhau. Các em học trường không chuyên có thể hoàn toàn tự tin với GPA của bản thân và có khi việc cố gắng đạt được GPA của các em học trường không chuyên còn dễ hơn các em học trường chuyên do môi trường cấp 3 chuyên có sự cạnh tranh gay gắt.
10. Một bản CV mô tả về các hoạt động ngoại khóa và xã hội (nếu các trường cho gửi kèm)
Hoạt động ngoại khóa và hoạt động xã hội là tổng hợp toàn bộ các thành tích, giải thưởng các em đã đạt được, những hoạt động tác động đến các vấn đề xã hội…Bản CV thường được thiết kế theo style riêng của mỗi học sinh với các phần mềm khác nhau. Một lưu ý cho các em đối với các hoạt động được nhắc tới trong bài luận cá nhân của các em, kể cả có thất bại hoặc gặp nhiều khó khăn thì các em cũng phải liệt kê trong CV này.
https://iee.edu.vn/vi/bai-viet/chi-tiet/65-bo-ho-so-apply-du-hoc-my-danh-hoc-bong-bao-gom-nhung-gi
LIÊN QUAN TỚI BÀI NÀY