Mười bước giúp bạn Chọn được trường đại học như ý
Chọn trường đại học không chỉ là chọn một cái tên trên tấm bằng của mình mà việc này còn liên quan tới rất nhiều khía cạnh quan trọng, từ học thuật cho tới các hoạt động xã hội và còn nhiều hơn nữa.
Bởi tầm quan trọng ấy, các học sinh nên xem xét kỹ lưỡng các yếu tố cần thiết trước khi đưa ra quyết định.
Với những bạn học sinh gặp những vấn đề như không được những trường mình quan tâm chấp thuận hay áp lực từ phía gia đình, đây là bài viết dành cho các bạn
1. Hãy “nâng cấp” danh sách trường!
Bạn chắc chắn nên đầu tư vào việc nghiên cứu về các lựa chọn trường của mình dựa trên các tiêu chí sau: địa điểm, số lượng tuyển sinh, ngành học, chương trình học, môi trường học, cơ hội ngoài lớp học, chi phí và khả năng lựa chọn.
2. Hãy xếp hạng thứ tự ưu tiên!
- Hãy dành thời gian sắp xếp thứ tự ưu tiên của các lựa chọn bằng việc cân nhắc điểm mạnh, điểm yếu của từng trường trong danh sách của bạn.
- Một điều mà nhiều bạn học sinh đôi khi bỏ qua đó là cân nhắc đến nhu cầu cá nhân và nhu cầu học thuật của bản thân khi quyết định mình sẽ dành 4 năm tới hoặc hơn ở trường nào. Các bạn cần đặt câu hỏi bản thân muốn đạt được gì hay muốn bước tới đâu trong tương lai. Nếu không trả lời được câu hỏi này, thực sự các bạn sẽ rất khó chọn được trường mình thực sự muốn.
3. Đừng trì hoãn nữa!
- Hạn nộp hồ sơ của mỗi trường là khác nhau! Thường việc apply sẽ hết hạn vào khoảng tháng một cho kỳ nhập học mùa thu.
- Các chuyên gia khuyên rằng các bạn nên bắt đầu chuẩn bị các thủ tục vào đầu năm lớp 12 (theo chương trình học Việt Nam) hay Senior year (chương trình học tại Mỹ)
- Các bước apply rất nhiều nên các bạn học sinh hãy cố gắng bắt đầu sớm nhé!
4. Hãy thăm trường lần 2
- Một khi đã hoàn thành các thủ tục apply xong xuôi, điều bạn cần làm tiếp theo nếu có điều kiện là tham quan trường thêm một lần nữa (với những bạn đã đi tour tham quan trường lần đầu)
- Khi ghé thăm các trường trong danh sách của mình lần thứ hai này, hay ghi lại những câu hỏi các bạn thắc mắc và cố gắng hỏi những anh/chị trong trường nhé! Những kinh nghiệm của các anh/chị ấy là vô giá đó.
- Tuy nhiên, chi phí luôn là vấn đề, đặc biệt là với các bạn học sinh ở Việt Nam chúng mình. Nhưng không sao cả, chúng ta luôn có thể xem các video “tham quan ảo” được cung cấp trên các kênh Youtube của các trường và đừng ngại đặt các câu hỏi với văn phòng của trường nhé!
5. Đừng chỉ nhìn vào danh tiếng!
- Học phí ở các trường đều không cố định. Theo dữ liệu ở U.S. News, “mác giá” học phí trung bình ở các trường đại học công lập tại Mỹ là khoảng $10,338 trong khi với trường tư lại là $38,185.
- Hãy chú ý thuật ngữ “mác giá”: mặc dù các trường tư có “mác giá” cao hơn nhưng họ lại có thể có “học bổng” cao hơn.
6. Hãy so sánh mức hỗ trợ tài chính bạn nhận được!
- Nếu bạn có lo ngại tới vấn đề tài chính, đây là việc bạn cần phải để mắt tới!
- Ngoài học phí ra, bạn hãy xem xét cả những hỗ trợ tài chính khác như chí phí sinh hoạt và nhà ở nữa
7. Hãy tìm hiểu kỹ về ngành học!
- Mọi người thường quan tâm nhiều hơn tới xếp hạng của trường trong quá trình cân nhắc. Nhưng một yếu tố quan trọng khác cần được xem xét là ngành bạn mong muốn theo học.
- Liệu trường bạn muốn bước vào có nổi tiếng với ngành bạn muốn? Ngành học đó của bạn có được chú trọng ở trường đó? Hay ngành học đó của bạn có là trọng tâm trong lĩnh vực?
- Bạn có thể thăm website của trường hoặc liên lạc trực tiếp với phân khoa đó để nhận được thêm thông tin.
8. Nghiên cứu về kết nối nghề nghiệp
- Kết nối nghề nghiệp là gì? Đây là một vấn đề bạn cần cân nhắc kỹ.
- Bạn bắt đầu đại học là với mục đích chuẩn bị hành trang cho sự nghiệp của mình. Vậy nên bạn cần nghiên cứu kỹ về trung tâm sự nghiệp của trường nữa.
- Bạn nên liên hệ với trường và đặt câu hỏi về cơ hội nghề nghiệp, cơ hội được phỏng vấn tại trường, và cả “counselor-to-student ratio” (tạm dịch là “tỷ lệ tư vấn với sinh viên”) nữa nhé!
- Bạn cần chắc chắn trung tâm sự nghiệp của trường có đủ những nguồn lực bạn cần. Thường trung tâm sẽ giúp sinh viên cải thiện kỹ năng mềm, cung cấp thông tin về nghề nghiệp và lương, promote các nguồn tuyển dụng thực tập, thực hiện các cuộc phỏng vấn giả, cung cấp thông tin về quy trình tuyển dụng, và kết nối với các cựu sinh viên.
9. Tham khảo ý kiến từ gia đình
- Tất nhiên, trước khi làm điều này, bạn cũng cần phải hiểu rằng đôi khi những gì các bậc phụ huynh cảm thấy phù hợp nhất chưa chắc lại là điều phù hợp với bản thân mình.
- Hãy bắt đầu cuộc trò chuyện với bố mẹ một cách thoải mái nhất về những lựa chọn và phân vân của bản thân. Hỏi cha mẹ những lý do và yếu tố cụ thể tại sao nên chọn một trường cụ thể hay ngành học cụ thể nào đó.
- Và, bạn đừng nên nói rằng: “Con muốn học trường này vì con muốn học cùng bạn bè.”
10. Hãy vượt qua việc bị từ chối
- Khi nhận tin bị trường từ chối, các bạn có thể có cảm giác rất tệ. Nhưng hãy cố gắng đừng “chìm đắm” vào cảm xúc tiêu cực đó!
- Điều tệ nhất là bạn để cảm xúc tiêu cực đó ảnh hưởng đến quyết định quan trọng của mình.
- Bạn cần biết rằng, có những trường có tỷ lệ chọn học sinh cực kỳ thấp (tới cả một chữ số!). Nhưng cũng có những trường có tỷ lệ chọn học sinh tương đối cao. Theo số liệu từ U.S. News, tỷ lệ chọn của 1410 trường đại học được xếp hạng tại mỹ vào năm 2020 là 70,1%!
https://iee.edu.vn/vi/bai-viet/chi-tiet/7158-muoi-buoc-giup-ban-chon-duoc-truong-dai-hoc-nhu-y
LIÊN QUAN TỚI BÀI NÀY