NÊN HIỂU GÓI HỖ TRỢ TÀI CHÍNH TỪ CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỸ NHƯ THẾ NÀO?
Các trường đại học tại Mỹ thường có rất nhiều hỗ trợ cho sinh viên, đặc biệt là các hỗ trợ về tài chính. Vậy nên hiểu gói hỗ trợ tài chính từ các trường đại học Mỹ như thế nào? Hãy cùng IEE tìm hiểu chi tiết trong bài viết này nhé!
1/ Một gói hỗ trợ tài chính từ trường đại học ở Mỹ thường bao gồm những gì?
Thông thường, một gói hỗ trợ tài chính từ trường đại học Mỹ bao gồm 4 phần: Grant (khoản hỗ trợ không hoàn lại), Scholarship (học bổng cho thành tích học tập, không phải hoàn lại), Work-study (tiền lương khi đi làm tại trường) và Loan (vay ưu đãi dành cho sinh viên, trả góp 10 năm tính từ thời điểm tốt nghiệp).
Cụ thể, ví dụ 1 trường cho 1 học sinh gói hỗ trợ tài chính $50,000/năm (duy trì trong 4 năm) thì trong đó sẽ bao gồm các thành phần sau:
a) Grant: $35,000
b) Scholarship: $5,000
c) Work-study: $ 5,000
d) Loan: $5,000
2/ Nên để ý đến số tiền còn lại mà gia đình cần phải đóng góp, thay vì chỉ nhìn vào số tiền hỗ trợ nhận được
Mỗi trường đại học ở Mỹ sẽ có mức học phí và sinh hoạt phí khác nhau. Vì thế, con số mà cha mẹ cần quan tâm là con số còn lại mà gia đình cần phải đóng góp cho trường sau khi đã trừ đi giá trị của gói hỗ trợ tài chính chứ không phải bản thân số tiền hỗ trợ tài chính.
Ví dụ, tổng chi phí ở trường A là $70,000/năm và trường cho $40,000 thì số tiền còn lại mà gia đình cần phải đóng là $30,000. Còn tổng chi phí ở trường B là $50,000/năm, trường chỉ cho $25,000 và số tiền còn lại mà gia đình cần phải đóng là $25,000. Mặc dù số tiền trường B cho ít hơn trường A nhưng về mặt tài chính thì trường B vẫn cho sinh viên nhiều tiền hơn
3/ Cần cẩn thận với những chi phí ẩn
Cách tính tổng chi phí ở mỗi trường là khác nhau nên trường cho nhiều tiền hơn chưa chắc đã là trường “rẻ” hơn. Ví dụ, số tiền cần đóng cho trường A là $35,000/năm nhưng số tiền này chỉ chi trả cho tiền học phí và ăn ở thì sẽ còn những chi phí như: sách vở, bảo hiểm, tiêu vặt…nên sẽ phát sinh thêm từ $7,000 đến $10,000/kỳ. Còn số tiền cần đóng cho trường B là $40,000/năm nhưng số tiền đó đã bao gồm tiền học, ăn ở, sách vở, bảo hiểm, thậm chí cả tiền tiêu vặt, giải trí thì số tiền trường B cho về bản chất là được lợi hơn so với trường A.
4/ Không nên từ chối bất cứ cách hỗ trợ tài chính nào từ trường
Trong gói hỗ trợ tài chính từ các trường đại học Mỹ thì thường khoản work-study (tiền lương làm thêm) và loan (khoản vay) là 2 khoản khiến phụ huynh Việt Nam lo lắng nhiều nhất. Work-study thì phụ huynh thường lo con phải vất vả vì phải vừa đi học vừa đi làm, còn khoản vay thì các bố mẹ lại lo là phải trả cả gốc và lãi.
Theo quan điểm của IEE thì các bạn không nên từ chối 2 cách hỗ trợ này từ trường, vì việc đi làm thêm sẽ không chỉ bớt được gánh nặng tài chính cho gia đình mà còn giúp các con có được thêm kỹ năng sống, kinh nghiệm làm việc và trưởng thành hơn ngay từ khi học đại học. Còn về khoản vay thì có thể trả góp trong vòng 10 năm cả gốc và lãi (lãi suất ưu tiên) sau khi các con đi làm nên gia đình nên nhận khoản vay này để có thể giãn thời gian thanh toán và cũng để các con có trách nghiệm hơn với việc đi du học của mình.
Để biết thêm thông tin các vấn đề về hỗ trợ tài chính khi đi du học Mỹ, hãy liên hệ ngay đến IEE để được tư vấn miễn phí nhé!
https://iee.edu.vn/vi/bai-viet/chi-tiet/nen-hieu-goi-ho-tro-tai-chinh-tu-cac-truong-dai-hoc-my-nhu-the-nao
LIÊN QUAN TỚI BÀI NÀY